Ghi nhận Bảo_tồn_động_vật_hoang_dã

Chuột sóc

Ở một số nơi, sự tồn tại của chuột sóc có nguy cơ bị tận diệt, tại Anh, số lượng chuột sóc đã suy giảm đáng kể. Hàng năm, người Anh sử dụng máy móc cắt đi rất nhiều hàng rào cây cối, nơi sinh sống của chuột sóc. Ngoài ra do con người chặt bớt thực vật nên lũ chuột sóc thiếu cái ăn có thể đã chết đói trong khi ngủ đông. Theo tổ chức Sứ mệnh của Con người đối với các động vật có nguy cơ tuyệt chủng (PTES), cần ít nhất hai năm kể từ năm 2012 cây cối ở vùng này mới mọc lại như cũ, tạo ra đủ thức ăn cho loài này[10]

Chính phủ Anh đã có nhiều biện pháp để bảo vệ loài này, chuột sóc đã chính thức được luật pháp bảo vệ. Trong khuôn khổ chương trình phục hồi các loài động vật, cơ quan cố vấn của chính phủ Anh về đời sống hoang dã vừa đưa một số con chuột sóc đến vài địa phương, sau đó đưa nhiều chuột sóc khác tới các khu rừng ở CambridgeshireNorfolk.[10] Thậm chí chính quyền vùng Rhondda Cynon ở miền Nam xứ Wales đã bắc 3 dây cầu treo với kinh phí bắc cầu là 190.000 bảng Anh (5,7 tỉ Việt Nam đồng) để dành cho chuột sóc vượt qua đường cao tốc an toàn lý do để bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên một số người dân phản đối vì lãng phí.[11]

Linh dương

Linh dương sừng thẳng Ả rập được đánh giá là đã bảo tồn thành công trong phạm vi hẹp

Năm 1986, linh dương sừng thẳng Ả Rập được phân loại "có nguy cơ tuyệt chủng" trong danh sách đỏ IUCN, và vào năm 2011, chúng là loài động vật đầu tiên được xác nhận lại như là một loài "dễ bị tổn thương" sau một thời gian bị liệt kê vào danh sách những loài đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã. Tháng 6 năm 2011, linh dương sừng thẳng Ả Rập được liệt kê lại vào danh sách loài dễ bị tổn thương bởi sách đỏ IUCN. IUCN ước tính có hơn 1000 cá thể linh dương sừng thẳng Ả Rập trong tự nhiên, với 6000-7000 con trong điều kiện nuôi nhốt trên toàn thế giới trong các vườn thú, bảo tồn, và các bộ sưu tập tư nhân. Một số trong số này ở trong các khu vực có hàng rào rộng lớn (chuyển vùng tự do), bao gồm cả những con ở Syria (Al Talila), Bahrain, Qatar, and UAE.

Ngày 28 Tháng Sáu năm 2007, khu bảo tồn linh dương sừng thẳng Ả Rập là địa điểm đầu tiên bị loại bỏ khỏi danh mục di sản thế giới UNESCO. Lý do UNESCO gỡ bỏ là do việc chính phủ Oman quyết định mở 90% địa điểm để khảo sát dầu mỏ. Dân số linh dương sừng thẳng Ả Rập trên khu vực đã bị giảm từ 450 con vào năm 1996 xuống còn 65 con trong năm 2007. Hiện nay có ít hơn bốn cặp sinh sản còn lại trên địa điểm.[12]

Còn loài linh dương sừng kiếm đã bị săn bắt gần như tuyệt chủng nhằm lấy cặp sừng. Suy giảm quần thể bắt đầu do kết quả biến đổi khí hậu nghiêm trọng khiến sa mạc Sahara trở nên khô cằn. Quần thể phía bắc gần như mất đi trước thế kỷ thứ 20. Suy giảm quần thể phía nam tiến triển nhanh hơn khi người châu Âu bắt đầu định cư khu vực và săn bắt linh dương lấy thịt, da và cặp sừng. Chiến tranh thế giới II và Nội chiến ở Tchad bắt đầu vào những năm 1960 được cho gây ra hậu quả loài bị sụt giảm nặng nề thông qua nạn săn bắn gia tăng nhằm cung ứng thực phẩm[13]

Vấn nạn động vật bị cán chết trên đường, cộng đồng người du mục sống gần hố nước (nơi linh dương kiếm ăn mùa khô) và súng cầm tay phục vụ săn bắn dễ dàng cũng khiến số lượng suy giảm.[14] IUCN liệt kê linh dương sừng kiếm vào danh sách loài tuyệt chủng trong khu vực tại Algérie, Burkina Faso, Tchad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritanie, Maroc, Niger, Nigeria, Sénégal, Sudan, TunisiaTây Sahara, ước định loài đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 2000. Báo cáo được trông thấy tại Tchad và Niger vẫn vô căn cứ, mặc dù những cuộc điều tra bao quát được thực hiện xuyên suốt Tchad và Niger từ 2001 đến 2004 trong nỗ lực phát hiện linh dương tại dãy Sahel và hoang mạc Sahara. Ít nhất cho đến năm 1985, 500 con linh dương sừng kiếm ước tính được sống sót tại Tchad và Niger, nhưng đến năm 1988, chỉ còn vài cá thể sống sót trong môi trường hoang dã.

Hiện tại có một chương trình nuôi sinh sản toàn cầu cho linh dương sừng kiếm[15] Năm 2005, ít nhất 1.550 cá thể được quản lý như một phần của chương trình nhân giống và năm 2008, hơn 4.000 được tin sẽ nhân giống ở các khu tư nhân tại Liên minh tiểu quốc Ả Rập thống nhất. Kế hoạch liên quan đến tái lập bầy đàn trong rào tại công viên quốc gia Bou Hedma (1985),[16] công viên quốc gia Sidi Toui (1999) và công viên quốc gia Oued Dekouk (1999) ở Tunisia; công viên quốc gia Souss-Massa (1995) tại Morocco; khu bảo tồn Ferlo Faunal (1998) và khu bảo tồn hoang dã Guembuel (1999) ở Sénégal. Chad hiện đang dẫn đầu một dự án tái nhập loài vào khu bảo tồn Ouadi Rimé Ouadi Achim, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo tồn Sahara và Cơ quan Môi trường Abu Dhabi.[17][18] Nhóm đầu tiên được phóng thích vào đầu năm 2016 tại một khu rào chắn hợp khí hậu và nên được phóng thích hoàn toàn về hoang dã trong mùa mưa.[19]

Loài hổ

Bài chi tiết: Bảo tồn loài hổ

Số lượng hổ trên thế giới giảm 95% trong vòng 100 năm qua, số lượng trong tự nhiên ước tính chỉ còn khoảng 3.200 cá thể, giảm mạnh so với mức 100.000 năm 1900. Tình trạng săn bắn trộmmất môi trường sống đã tác động đến loài động vật này. Những nỗ lực ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài hổ sẽ được đẩy mạnh trong năm 2010 sau khi Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đưa hổ vào vị trí hàng đầu trong danh sách những loài động vật bị đe dọa. Những nỗ lựccủa cộng đồng quốc tế gồm những cam kết và ủng hộ của một số quốc gia về bảo vệ hổ, sự thống nhất về Ngày Quốc tế Hổ như là một biểu tượng, việc thành lập các Dự án hổ, cũng như thành lập khác khu vực bảo tồn hổ ở một số nơi.

Số lượng hổ dao động từ khoảng 3.000 đến dưới 4.000 con hổ được cho là còn sống trong tự nhiên và so với trước đây là 10.000 cá thể. Ngày nay, hổ chỉ còn tồn tại rải rác trên khoảng 7% lãnh thổ mà trước kia chúng từng sống. Hàng nghìn con khác được cho rằng bị bắt giữ trên khắp Đông Nam Á. Khoảng 5.000–6.000 bị nhốt trong khoảng 200 trung tâm nuôi giống tại Trung Quốc. Trong khi chỉ còn chưa tới 4.000 con tồn tại trong tự nhiên, kém xa số lượng bị nuôi nhốt trong các trang trại, sở thú. Hiện có hơn 5.000 con hổ đang bị nuôi nhốt tại Trung Quốc và khoảng 1.450 con tại Thái Lan, 400 con tại Lào. Ngoài ra, còn có nhiều vườn thú tư nhân và những cá nhân tự nuôi hổ tại các nước, chủ yếu tập trung tại châu Á.

Ứớc tính tổng kinh phí hằng năm để quản lý 42 địa điểm bảo tồn hổ đạt hiệu quả là 82 triệu USD/năm, hiện chỉ có khoảng 47 triệu USD/năm được cam kết cấp vốn từ chính phủ các nước, các nhà tài trợ quốc tế và các nhóm bảo tồn. Cam kết đóng góp 100 triệu đôla của Ngân hàng Thế giới và 83 triệu đôla của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã được loan báo, nhưng cần phải có thêm tiền để trang trải cho khoản chi phí lên tới 350 triệu đôla trong 5 năm đầu tiên của kế hoạch 12 năm. WWF từng cam kết sử dụng 50 triệu USD trong vòng 05 năm tới sau hội nghị cho công tác bảo tồn hổ, và đặt mục tiêu nâng con số đó lên 85 triệu USD.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo_tồn_động_vật_hoang_dã http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38011326 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/g... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nguy-co-moi-... http://www.animalinfo.org/species/artiperi/oryxdam... //dx.doi.org/10.1017%2FS0030605300024662 //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1748-1090.1993.tb03517.x http://www.saharaconservation.org/IMG/pdf/SHO_Chad... http://www.saharaconservation.org/spip.php?article... http://www.unep.org/dewa/africa/africaAtlas/PDF/en... http://whc.unesco.org/en/news/362